Dứa là loại quả quen thuộc của người Việt. Dứa có thể ăn trực tiếp, làm nước ép, nấu với các nguyên liệu khác… Vậy ăn dứa nóng hay mát? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Với vị chua chua ngọt ngọt pha chút vị chát và hương thơm đặc trưng, dứa là món gây nghiện của nhiều người. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn rằng ăn dứa nóng hay mát và tác dụng của dứa là gì, ăn dứa có cần phải lưu ý gì không. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả vấn đề này để bạn ăn dứa an toàn và tốt cho sức khỏe.
Tìm hiểu ăn dứa nóng hay mát
Ăn dứa nóng hay mát?
Nhiều người quan niệm ăn dứa có thể gây ra nóng trong người. Tuy nhiên thực tế thì loại quả này có tính bình, vị chua ngọt và mang đến tác dụng giải độc, thanh nhiệt và phòng ngừa táo bón. Ăn dứa nóng hay mát? Đáp án chính là ăn dứa không gây nóng người như nhiều người thường nghĩ.
Lợi ích của quả dứa
Theo nghiên cứu, giá trị dinh dưỡng trong 100g dứa gồm: 90,5g nước; 0,5mg sắt; 0,8g protid; 6,5mg glucid; 1g axit hữu cơ; 17mg photpho; 15mg canxi; 24mg vitamin C cùng những loại vitamin khác như vitamin B1, B2… Dứa không chỉ được sử dụng trong việc làm món tráng miệng mà còn giữ vai trò khá quan trọng để tạo thành nhiều món ăn hấp dẫn. Đồng thời, loại trái cây này cũng mang tới rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Sau đây là các công dụng tuyệt vời mà dứa mang đến: Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của xương, cải thiện bệnh tiểu đường, giảm căng thẳng, tăng cường khả năng sinh sản, hỗ trợ làm giảm huyết áp, cải thiện làn da, tăng cường sức khỏe cho móng tay, hỗ trợ làm giảm huyết áp, giúp tóc dày hơn và giảm tình trạng rụng tóc, phòng chống ung thư, trị nứt chân hiệu quả, giúp cơ thể sản xuất nhiều năng lượng, giảm buồn nôn, tăng cường sức khỏe răng lợi, cải thiện chức năng tiêu hóa và viêm khớp, phòng ngừa hen suyễn, làm giảm cục máu đông, tăng cường sức khỏe cho mắt.
Dứa giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa một số căn bệnh
Những lưu ý khi ăn dứa
Dứa mang đến những công dụng tuyệt vời không thể phủ nhận, thế nhưng bạn cần phải dùng dứa đúng cách thì mới đảm bảo mang đến các lợi ích cho sức khỏe và tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Sau đây là một vài lưu ý bạn cần biết khi sử dụng quả dứa:
- Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu, người có tiền sử dạ dày và viêm da cơ địa không nên ăn dứa.
- Chỉ ăn dứa chín, tránh ăn dứa xanh vì có thể tạo thành nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Không ăn dứa khi đang đói vì những acid hữu cơ của dứa cùng Bromelin sẽ tạo thành tác động mạnh vào ruột, niêm mạc dạ dày, gây nên cảm giác nôn nao và khó chịu.
- Không ăn quá nhiều dứa vì có thể gây nên tình trạng mất đi cảm giác ngon miệng.
Khi mua dứa, bạn chọn dứa chín đều còn tươi, không bị dập nát. Khi sử dụng hãy gọt sạch những mắt dứa. Nếu ăn trực tiếp thì ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút t để loại bỏ những nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein để người ăn không bị rát lưỡi. Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng pha chế dứa thành nước ép hoặc sinh tố dứa hấp dẫn để giải nhiệt vào ngày nóng bức.
Trong dứa có chứa chất Bromelain có tác dụng làm giảm đông máu quá mức. Chính vì vậy những nhà khoa học khuyên rằng, người có nguy cơ xuất hiện cục máu đông hoặc thường xuyên đi máy bay nên thường xuyên bổ sung loại trái cây này vào thực đơn hàng ngày.
Gọt bỏ mắt dứa khi ăn
Vậy là bài viết đã giúp bạn giải đáp ăn dứa nóng hay mát cũng như hướng dẫn ăn dứa đúng cách để mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Bên cạnh dứa, bạn hãy xây dựng cho mình thực đơn lành mạnh và dinh dưỡng với nhiều rau quả, trái cây trong thực đơn để cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhé! Ngoài ra, bạn đừng quên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Đều đặn tập luyện mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, duy trì vóc dáng, tinh thần thư thái, khỏe đẹp từ trong ra ngoài đấy. Tham khảo các sản phẩm tiện ích dễ dàng tập luyện tại nhà như máy chạy bộ Elipsport, xe đạp tập… tại website thương hiệu Elipsport.