Đau mắt xước giác mạc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

248

Giác mạc là bộ phận nhạy cảm nên dễ bị trầy xước hoặc rách nếu bạn không cẩn thận. Nguyên nhân nào gây nên tình trạng đau mắt xước giác mạc? Dấu hiệu để nhận biết là gì và xử lý ra sao? Bạn sẽ tìm được đáp án qua thông tin trong bài viết này.

Giác mạc với sự mỏng manh là phần dễ bị tổn thương nhất ở mắt. Chỉ cần tiếp xúc với đất, cát, bụi hay thậm chí là mép của một tờ giấy cũng có thể khiến giác mạc bị trầy xước hay bị rách. Hiểu được nguyên nhân, cách xử lý cùng những lưu ý khi bị đau mắt xước giác mạc sẽ giúp bạn biết cách khắc phục dễ dàng khi chẳng may gặp phải vấn đề này.

1. Trầy xước giác mạc có nguy hiểm không?

đau mắt xước giác mạc

Bạn không nên chủ quan khi bị trầy xước giác mạc

Giác mạc là một lớp thủy dịch trong suốt nằm ở phía ngoài cùng của nhãn cầu, ngay trước phần tròng đen của mắt, đóng vai trò như một tấm chắn giúp bảo vệ, kết hợp với đồng tử và thủy tinh thể tập trung ánh sáng từ hình ảnh truyền đến võng mạc nằm ở bên trong nhãn cầu. Trầy xước giác mạc xảy ra khi các dị vật như hạt cát, bụi, côn trùng nhỏ bay và, dính hoặc bám lại trên giác mạc tạo thành vết xước hoặc vết cắt. Tình trạng này sẽ nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách bởi nó có khả năng gây tổn thương giác mạc vĩnh viễn.

2. Nguyên nhân gây đau mắt xước giác mạc

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau mắt xước giác mạc nhưng nguyên nhân chính là do dị vật bay bám vào mắt. Các dị vật như hạt cát hoặc bụi bẩn bám lâu ở mí mắt có thể khiến giác mạc bị trầy khi bạn chớp mắt. Bên cạnh đó, khói thuốc lá, chà xát mắt, việc đeo kính sát tròng trong thời gian dài hoặc để mắt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp cũng là những nguyên nhân gây xước giác mạc.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị trầy xước giác mạc:

  • Đeo kính áp tròng
  • Làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi như xưởng dệt may, xưởng gỗ mà không trang bị kính bảo hộ
  • Sinh sống ở nơi nhiều khói bụi, cát
  • Chơi thể thao như bóng rổ, bóng đá.

3. Cách nhận biết khi bị xước giác mạc mắt

Nếu như giác mạc xuất hiện dị vật, đa phần bạn sẽ cảm thấy mắt bị đỏ, đau rát và nhạy cảm với ánh sáng, thị lực bị nhòe tạm thời. Nếu dị vật khiến giác mạc bị trầy xước, bạn sẽ nhận thấy một số dấu hiệu bao gồm:

  • Mắt nóng ấm, kích ứng, đỏ, đau hoặc chảy nước mắt
  • Thị lực suy giảm
  • Cơ xung quanh mắt bị co rút

Ngoài ra còn có thể xuất hiện một số triệu chứng và dấu hiệu khác. Trong trường hợp phát hiện mắt có vấn đề, bạn hãy nhanh chóng đến khám bác sĩ để kịp thời phát hiện và xử lý.

4. Cách điều trị khi bị đau mắt xước giác mạc

Bác sĩ nhãn khoa sẽ tiến hành khám mắt để đánh giá tổn thương và tìm xem có dị vật hay con vật nào nằm dưới mi mắt của bạn không. Bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc nhuộm màu vàng cam phết lên mắt bạn để nhìn thấy vết xước. Kế tiếp, tùy thuộc vào tình trạng trầy xước mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc nhỏ mắt trị xước giác mạc hoặc thuốc mỡ tra mắt có thành phần steroid hoặc kháng viêm không steroid (NSAIDs) để chống viêm, giảm sưng và phòng ngừa giác mạc bị sẹo. Những vết trầy xước nhỏ sẽ lành lại trong khoảng từ 1 đến 3 ngày nhưng bạn cũng cần quay lại tái khám.

Nếu có thói quen sử dụng kính áp tròng thì bạn cần thận trọng vì mắt của bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn người khác. Bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn ngừng đeo kính áp tròng vài ngày, nhất là đối với vết xước đang dùng thuốc nhỏ mắt điều trị. Trong trường hợp mắt bị dị vật găm sây, bạn có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật.

5. Phòng tránh đau mắt xước giác mạc như thế nào?

đau mắt xước giác mạc

Cần dùng kính bảo hộ khi đi đến nơi có nhiều dị vật

  • Sử dụng kính bảo hộ nếu bạn đến gần các loại máy móc, thiết bị có chức năng tạo ra mảnh vụn kim loại, gỗ hoặc chất liệu khác bay trong không khí, chẳng hạn như bình xịt cát nén hoặc máy cưa gỗ.
  • Người trưởng thành và trẻ nhỏ cần cắt ngắn móng tay.
  • Nên cẩn thận khi đeo kính áp tròng vào mắt và bạn phải đảm bảo luôn rửa sạch kính áp tròng đúng cách mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không nên đeo kính áp tròng khi ngủ.
  • Giác mạc có nguy cơ bị xước khi bạn thực hiện các hoạt động thường nhật hàng ngày như sửa chữa nhà cửa, chơi thể thao, đi đường hoặc vô tình quẹt tay trúng mắt nên bạn cần chú ý cẩn thận.
  • Đôi khi, giác mạc cũng bị tổn thương khi bị hóa chất hoặc chất tẩy rửa bắn vào mắt.

Tuy rằng đau mắt xước giác mạc có thể được điều trị tốt nếu như bạn phát hiện và xử lý kịp thời nhưng bạn cũng cần giữ gìn và bảo vệ đôi mắt. Mong rằng những thông tin được tổng hợp trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về tình trạng này. Chúc bạn luôn có một đột mắt sáng khỏe mạnh!

Thông tin tham khảo về sức khỏe: