Đeo lens bị đỏ mắt là tình trạng không ít lần chị em đã gặp phải. Có thể nói, đỏ mắt khi đeo lens mang đến không ít lo lắng. Nhiều người lo sợ việc này sẽ ảnh hưởng đến giác mạc sau này nếu như lặp lại nhiều lần.
Nếu bạn cũng là một cô nàng hay phải dùng lens thì bạn cần đọc hết bài viết này ngay. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về việc đeo lens bị đỏ mắt có nguy hiểm không và cách đeo lens chuẩn xác nhất là như thế nào. Hãy đọc hết nhé.
Đeo lens bị đỏ mắt do ngủ qua đêm
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đeo lens bị đỏ mắt đó là do ngủ qua đêm với lens. Khi bạn đeo càng lâu, lens sẽ càng bẩn và chắc chắn là ít thẩm thấu hơn. Khi bạn để tròng kính ở trong mắt quá lâu, kính áp tròng sẽ không có thời gian được làm sạch. Vậy nên nó sẽ thường bị bụi bẩn, vi khuẩn bám vào. Lúc này, việc kính áp tròng có thể ảnh hưởng rất xấu đến đôi mắt của bạn.
Ở đây, bạn có thể ngủ quên khi đang đeo kính sau một ngày dài làm việc vất vả. Thế nhưng hãy luôn luôn dành thời gian để có thể tháo kính áp tròng ra. Đây là thời gian giúp cho mắt được nghỉ ngơi và chống lại các kích ứng. Đồng thời, vấn đề vệ sinh kính áp tròng cũng rất quan trọng. Điều này nhằm để giúp loại bỏ các chất kích ứng có thể gây hại cho mắt trong lần sử dụng tiếp theo.

Đeo lens bị đỏ mắt do để lens ngủ qua đêm.
Đỏ mắt, khô mắt do đeo kính áp tròng
Kính áp tròng luôn cần một lớp nước mắt trên bề mặt mắt. Điều này nhằm để giữ nước và giữ nguyên vị trí. Thật không may rằng kính áp tròng có thể hút hết nước do đôi mắt của bạn tạo ra. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng mắt đỏ và đồng thời là bị kích thích. Mắt đỏ gây ra do khô mắt khi đeo kính áp tròng sẽ trở nên thật sự tồi tệ hơn khi bạn mắc các bệnh lý khác gây khô mắt đi kèm.
Do vậy, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị khô mắt mà muốn đeo kính áp tròng. Bác sĩ sẽ có thể kê đơn thêm nước mắt nhân tạo để có thể giữ nước cho mắt. Nhất là nhằm để tránh các kích ứng và khó chịu khác.
Đỏ mắt khi đeo lens do kính bị lỗi, bị rách
Nguyên nhân cũng phổ biến không kém của đeo lens bị mắt đỏ đó là do kính áp tròng là một thấu kính bị rách. Kính bị rách có thể gây ra rất nhiều khó chịu và thậm chí nó nguy hiểm cho mắt của bạn. Lens bị hỏng có thể làm xước giác mạc của bạn. Sau đó nó gây khó chịu, gây đỏ mắt và nếu như bạn không điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng. Cách đeo lens không bị đỏ mắt trước hết là phải kiểm tra xem lens có bị vấn đề gì hay không.
Kính áp tròng quá chật làm tổn thương mắt
Đeo lens quá nhỏ có thể gây cản trở dòng chảy bình thường của nước mắt. Thậm chí nó làm giảm lượng ôxy đưa đến giác mạc của bạn. Thấu kính áp tròng quá chật có thể không được bạn quá chú ý khi bạn mới đeo. Thế nhưng về sau, thấu kính có thể gây ra các vòng nén rõ rệt trên giác mạc. Chính sự khó chịu này gây ra bệnh đau mắt đỏ.
Việc cần tìm hiểu xem kính áp tròng có bó sát vào mắt hay không sẽ được các bác sĩ nhãn khoa kiểm tra kỹ lưỡng. Tốt nhất là bạn nên chọn mua kính áp tròng ở các cơ sở có bác sĩ chuyên kiểm tra thị lực và từ đó lựa chọn được loại kính phù hợp và tránh tình trạng đeo lens mắt bị đỏ.

Đừng đeo kính áp tròng quá chật
Dùng kính áp tròng quá rộng có thể gây đỏ mắt
Kính áp tròng khi đeo loại quá lớn cũng nguy hiểm không kém cho đôi mắt. Bởi nó có khả năng di chuyển xung quanh mỗi khi mà bạn chớp mắt. Mọi chuyển động này của kính áp tròng có thể gây ra ma sát ngoài ý muốn giữa thấu kính và mắt. Đặc biệt là khimắt bạn bị khô sẽ làm có thể góp phần làm tăng kích ứng. Khi mắt đã bị kích thích đến mức tối đa, mắt của bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau và đỏ lên dần dần.
Do bạn bị dị ứng – gây ra đau mắt đỏ khi đeo lens
Dị ứng với kính áp tròng không phải là điều gì xa lạ. Bởi lẽ ngay cả khi không đeo kính áp tròng, dị ứng cũng có thể xảy ra và gây kích ứng cho người bệnh. Nó khiến họ thường xuyên bị ảnh hưởng đến mắt.
Những người bị dị ứng thường xuyên không nên có thói quen đeo kính áp tròng. Chính điều này sẽ khiến tròng kính cọ sát vào giác mạc và gây kích ứng nặng nề hơn. Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, bản thân kính áp tròng cũng có thể tích tụ bụi bẩn, chất kích ứng gây thêm dị ứng cho đôi mắt của bạn. Một trong những cách trị mắt đỏ khi đeo lens là phải cẩn thận, không để lens bị bụi bẩn bám vào.
Dung dịch vệ sinh kính áp tròng gây kích ứng – đeo kính áp tròng bị đỏ mắt
Đau mắt đỏ do kính áp tròng đôi khi cũng có thể do dung dịch vệ sinh thấu kính gây ra. Nhiều người vẫn hay bị dị ứng với dung dịch kính áp tròng hoặc chất bảo quản của nó. Dị ứng với loại dung dịch này có thể gây cay mắt bất cứ lúc nào. Để có thể biết một cách chắc chắn, khi bạn bị đỏ mắt, bạn nên ngay lập ngừng sử dụng kính áp tròng. Sau đó hỏi ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể.

Cẩn trọng với dung dịch vệ sinh lens
Đeo lens bị đỏ mắt là một trường hợp đáng lưu tâm. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn bỏ túi thêm được những kiến thức cần thiết cho quá trình làm đẹp và chăm sóc cho sức khỏe đôi mắt của mình. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo!