Lá tía tô trị mụn đang là chủ đề hot được nhiều bạn trẻ tìm kiếm hiện nay. Ngoài là một loại rau ăn kèm, lá tía tô còn có tác dụng làm đẹp và trị mụn hiệu quả. Nhiều người nhờ vào loại rau này mà đã lấy lại được làn da căng bóng, sáng mịn mơ ước.
Để hiểu thêm về phương pháp điều trị cũng như những lưu ý, mọi người có thể tham khảo bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu top 5 cách trị mụn bằng lá tía tô hiệu quả nhất nhé!
1. Tác dụng thật sự của lá tía tô trị mụn
Theo dân gian, lá tía tô trị mụn rất hiệu quả. Lá tía tô có vị hơi cay, nồng cùng mùi thơm đặc trưng. Chúng thuộc loại cây tính ôn và không gây kích ứng. Trong lá tía tô có chứa một loại tinh dầu hoàn toàn tự nhiên có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh ra nội tiết tố nhằm diệt khuẩn hiệu quả. Tinh dầu của lá tía tô có chứa 20% là các hợp chất tổng hợp như xeton, andehit, furan, hydrocacbon.
Ngoài ra, có tới 40% thành phần chứa trong hạt tía tô là axit alpha-linolenic. Nó là axit béo không bão hòa. Những loại hợp chất này rất tốt cho quá trình phục hồi tế bào, góp phần làm chậm quá trình lão hóa. Đồng thời cũng hạn chế các loại vi khuẩn gây sưng tấy và viêm nhiễm cho da.

Lá tía tô có nhiều công dụng cho sức khỏe và làm đẹp
Đối với những người thường xuyên dùng lá tía tô để ăn, uống hoặc bôi ngoài da, lá tía tô có tác dụng tăng sức đề kháng, tránh nhiễm trùng, làm lành nhanh các tổn thương. Cụ thể, lá tía tô có tác dụng làm đẹp da, trị hen suyễn, kháng viêm, chống dị ứng, chữa bệnh dạ dày. Hơn nữa, nó còn làm chậm lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm đau các bệnh về xương khớp cho con người…
2. Lá tía tô có trị mụn không?
Trước đây, tía tô chỉ được biết đến như một loại rau bổ, có tác dụng tăng thêm hương vị cho các món ăn. Ngày nay, khoa học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện ra nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại thuốc nam này.
Trong lá tía tô có chứa rất nhiều chất kháng sinh tự nhiên. Chúng có tác dụng rất tốt trong việc chữa cảm sốt, cảm cúm, mụn nhọt, .. Thành phần cụ thể bao gồm các tinh dầu như Limonene, Hydrocumin, L-perrilla, Perilladehyd và α-Pinene giúp long đờm, trị ho khá hiệu quả.
Trong Đông Y, tía tô cũng được dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, nhức đầu, cảm mạo, trúng độc, trúng độc hải sản. Người ta còn chữa bệnh gút, dạ dày, mày đay, hen suyễn; chống viêm, chống oxy hóa, làm đẹp,… Nổi tiếng nhất có thể nói là khả năng chữa bệnh gút. Thậm chí người ta còn có thể điều chế sản phẩm chuyên biệt để trị bệnh này từ tía tô. Tiếp theo đó là tác dụng làm đẹp bao gồm làm trắng da, chống lão hóa và trị mụn.

Trị mụn bằng lá tía tô có tốt không?
3. Cách trị mụn bằng lá tía tô tại nhà
Hầu hết những ai khi đã nổi mụn thì sẽ bị viêm, sưng da. Điều này khiến cho da xuất hiện các ổ mụn bọc, đầy ắp vi khuẩn. Khi bạn sử dụng lá tía tô trị mụn ẩn sẽ cho thấy tác dụng bất ngờ. Bởi lá tía tô giúp tiêu diệt mụn, chống viêm, kháng khuẩn tốt. Không những thế, lá tía tô còn góp phần chăn ngừa việc ổ viêm bị lây lan.
Sử dụng lá tía tô trị mụn tại nhà không hề khó. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng và chia sẻ đến cho bạn bè, người thân cùng thực hiện. Thường thì bạn có thể dùng cả lá tía tô nguyên chất. Bạn không nhất thiết phải kết hợp cùng những nguyên liệu khác. Giả sử muốn sát khuẩn sạch lá tía tô, bạn chỉ cần rửa sạch lá với nước muối loãng là xong.
Không chỉ trị mụn trên da mặt, lá tía tô còn trị được mụn lưng, mụn trên ngực, cánh tay,… Đây là phương pháp đảm bảo an toàn và hiệu quả. Mọi lứa tuổi đều có thể dùng được cách này.

Top 4 cách trị mụn với lá tía tô
3.1. Đắp lá tía tô trị mụn làm trắng da
Chọn hái khoảng tầm 2 nắm lá tía tô hơi già để có thể thu được nhiều tinh dầu. Đem đi rửa sạch cho hết bụi bẩn. Sau đó lấy lá tía tô giã nhuyễn lấy nước cốt. Tiếp theo, dùng tăm bông chấm nước cốt lá tía tô lên nốt mụn. Bạn nên chấm nhiều lần chồng lên nhau để tinh chất dễ thẩm thấu vào da nhé. Sau khi da mặt khô dần, bạn thoa một lớp khác lên trên.
Có thể dùng lá tía tô đắp lên mặt như một loại mặt nạ để tinh chất thẩm thấu toàn bộ da mặt. Nên đắp mặt nạ trong 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Bạn nên thực hiện vào buổi tối sau khi rửa mặt sạch, lúc này da sẽ dễ dàng hấp thụ dưỡng chất hơn. Nếu như bị mụn nặng, nhiều ổ viêm, bạn nên thực hiện ngày 1 lần. Nếu mụn chỉ là một vài nốt trên da, bạn nên thực hiện 2 lần/tuần.

Đắp mặt nạ với lá tía tô
3.2. Uống nước lá tía tô trị mụn đầu trắng trên da.
Rửa sạch 300g lá tía tô rồi xay nhuyễn với 400ml nước lọc. Sau đó bạn chắt lấy phần nước. Uống nước lá tía tô mỗi ngày để kích thích cơ thể sản sinh ra các chất tự nhiên chống lại quá trình lão hóa. Từ đó giúp da khỏe mạnh và nhanh lành mụn. Ngoài ra, đây cũng là cách trị mụn ẩn bằng lá tía tô. Khi mới sử dụng, bạn có thể chưa quen với mùi lá tía tô, nhưng sau khoảng 4 đến 5 lần thì bạn sẽ cảm thấy dần quen thuộc.
Phần bã có thể dùng để đắp mặt nạ trong vòng 30 phút. Sử dụng nước cất lá tía tô nguyên chất rất an toàn cho cơ thể, bạn sẽ không sợ bị quá liều. Bạn có thể thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần để nhanh chóng thấy được kết quả rõ rệt.
3.3. Lá tía tô trị mụn thâm với mật ong và chanh

Tía tô và mật ong
Cách làm: 1 thìa nước tía tô + 1 thìa mật ong + vài giọt nước cốt chanh trộn đều. Đắp hỗn hợp lên da và đợi cho khô. Thoa thêm một lần nữa và massage nhẹ nhàng. Sau 20-25 phút nhớ rửa sạch bằng nước mát và kết hợp các sản phẩm dưỡng da khác.
3.4. Xông mặt bằng lá tía tô
Trước khi bắt đầu quá trình xông hơi da mặt bằng lá tía tô, bạn cần làm sạch da bằng cách tẩy trang và rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Điều này sẽ giúp da mặt của bạn được sạch sẽ, lỗ chân lông thông thoáng hơn nên khi xông hơi, lỗ chân lông sẽ dễ dàng giãn nở hơn, đồng thời không cho bụi bẩn, da chết… xâm nhập ngược vào bên trong.

Xông mặt với lá tía tô
Dùng lá tía tô trị mụn chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều hiệu quả bất ngờ. Hãy thử áp dụng ngay bạn nhé! Chúc các bạn thành công và sớm lấy lại được làn da sáng mịn, sạch mụn như mong ước.
Thông tin tham khảo về sức khỏe: