Trào ngược dạ dày dẫn đến khó thở do nguyên nhân gì gây ra và cách khắc phục thế nào? Căn bệnh này có nguy hiểm cho sức khỏe con người không? Bạn hãy tham khảo câu trả lời đã được tổng hợp trong bài viết này.
Bệnh trào ngược dạ dày chẳng những khiến cho người mắc bệnh có cảm giác khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà nó còn sẽ cảnh báo tình trạng bệnh của bạn đang chuyển biến xấu. Nắm được nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày dẫn đến khó thở sẽ giúp bạn có được cách điều trị hiệu quả.
Xem nhanh
Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày là căn bệnh không phân biệt tuổi tác
Trào ngược dạ dày (GERD) còn được biết dưới tên gọi trào ngược axit dạ dày. Đây là hiện tượng pepsin, dịch vị dạ dày hoặc thức ăn trào ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày xảy ra khi dạ dày người bệnh tăng tiết axit khiến cho lượng axit trong dịch vị vị thừa và trào ngược lên thực quản.
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do thoát vị cơ hoành, suy cơ thắt dưới thực quản, áp lực ở ổ bụng tăng hoặc thức ăn bị ứ đọng tại dạ dày. Một số yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày tăng là do mang thai, béo phì, hen suyễn, hút thuốc, ăn uống sai cách, dùng nhiều thức uống có cồn hoặc bệnh tiểu đường. Trào ngược dạ dày có gây khó thở không? Khó thở là một trong những biểu hiện của căn bệnh này mà bạn cần điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày dẫn đến khó thở
Một trong những triệu chứng nghiêm trọng của căn bệnh trào ngược dạ dày chính là khó thở. Khi axit từ dạ dày trào ngược xâm nhập vào phổi, nhất là trong lúc bạn ngủ và gây sưng đường thở, bạn sẽ gặp phải triệu chứng này. Cơ thể bạn có khả năng sẽ dẫn đến phản ứng hen suyễn hoặc viêm phổi hít gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp thông qua triệu chứng thở khò khè, khó thở hoặc ho.
Nhìn chung, nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày dẫn đến khó thở có thể bắt nguồn từ những cơ chế sau:
- Axit từ dạ dày bị trào ngược lên thực quản, lan vào đường dẫn khí nhỏ khiến chúng co lại gây tình trạng khó thở.
- Áp lực thức ăn ở đường thực quản lớn khiến khí quản bị chèn ép, hơi thở bị đứt quản làm xảy ra triệu chứng khó thở ở người bệnh, nhất là sau khi ăn xong.
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản khó thở được xem là một dấu hiệu cảnh báo rằng bệnh dạ dày của bạn đang bước vào giai đoạn nặng, cần được chữa trị sớm.
Bị trào ngược dạ dày khó thở có nguy hiểm không?

Bạn cần điều trị sớm nếu phát hiện bệnh trào ngược dạ dày dẫn đến khó thở
Nếu xuất hiện triệu chứng khó thở nghĩa là trào ngược dạ dày đang bước vào giai đoạn nghiêm trọng. Nếu không được điều trị đúng lúc, nó sẽ gây ra những căn bệnh sau:
- Vấn đề về hô hấp như viêm thanh quản, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản.
- Bệnh Barrett thực quản: Nếu dịch vị trào lên thực quản trong thời gian dài sẽ làm cho thực quản bị biến đổi màu sắc. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư thực quản khá cao.
- Hẹp thực quản do axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản nhiều lần gây ra các tổn thương không thể hồi phục, làm xuất hiện mô sẹo và hẹp thực quản.
- Viêm loét thực quản: Khi axit làm bào mòn lớp niêm mạc, vi khuẩn sẽ tấn công kích hoạt viêm nhiễm, nếu không can thiệp kịp thời, các phản ứng viêm này sẽ hình thành vết loét.
- Ung thư thực quản: Tuy biến chứng này không thường gặp nhưng nó vẫn có nguy cơ phát sinh, bệnh nhân có thể tử vong nếu không nhanh chóng điều trị.
Biện pháp khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày dẫn đến khó thở

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp khắc phục tình trạng bệnh
Nếu như khó thở trong thời gian dài, bạn sẽ có cảm giác rất tồi tệ và nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần thường xuyên thăm khám bác sĩ để điều trị bệnh kịp thời, tránh để tình trạng khó thở rồi mới đi khám vì những biến chứng nặng sẽ có nguy cơ phát sinh.
Một số biện pháp để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở bao gồm:
- Thay đổi lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không ăn quá nhiều trước khi ngủ hoặc ăn nhiều trong bữa ăn. Bạn cần thường xuyên tập luyện thể dục, không uống rượu bia, thuốc lá, hạn chế căng thẳng tinh thần, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe như bánh mì, sữa chua, yến mạch, táo, rau xanh…
- Điều trị bằng thuốc Tây được chỉ định bởi bác sĩ.
- Dùng các loại thảo mộc thiên nhiên như Cúc La Mã, Thương truật, Hoàng liên, Cam thảo, Hậu phác, CurmaNano, Ngô thù du, Bán hạ bắc, Gừng.
Nhìn chung, tuy bệnh trào ngược dạ dày dẫn đến khó thở khá nghiêm trọng nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện nếu kiên trì phối hợp các phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Nếu mắc bệnh, bạn hãy đến bác sĩ thăm khám để khắc phục càng sớm càng tốt, tránh gây ra biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và khó chữa trị về lâu về dài.
Thông tin tham khảo về sức khỏe: